Trại Giống Cây Trồng Đồng Tiến

Trại Giống Cây Trồng Đồng Tiến

Trại Giống Cây Trồng Đồng Tiến

Trại Giống Cây Trồng Đồng Tiến

Trại Giống Cây Trồng Đồng Tiếnkim lan
Trại Giống Cây Trồng Đồng Tiến

0908 552 688

Nông sản Việt đối mặt nhiều rào cản vào thị trường Hoa Kỳ Tin tức nông nghiệp

Theo nhận định của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những quy định về an toàn thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như quy trình, thủ tục vào thị trường Hoa Kỳ. Vì thế, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các mặt hàng nói trên, việc nhanh chóng khắc phục những bất cập đó vừa là yêu cầu trước mắt vừa là vấn đề xuyên suốt trong tiến trình đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

 

Hoa quả xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt. 

Thông tin từ ông Nguyễn Thắng Vượng, cán bộ Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), nguyên Tùy viên Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam đạt giá trị 102,2 triệu USD năm 2017, chiếm tỷ trọng 0,25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

 

“Mặc dù giá trị trái cây nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ, song tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy vậy, hiện mới chỉ có 5 loại trái cây tươi của Việt Nam được Hoa Kỳ chính thức cấp phép nhập khẩu bao gồm vải, nhãn, chôm chôm, thanh long và vú sữa”, ông Vượng cho biết.

 

Cũng theo ông Vượng, sở dĩ số lượng trái cây được cấp phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ còn hạn chế là do quy định nhập khẩu của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Trong khi đó, trình độ sản xuất ở tất cả các công đoạn sản xuất và chế biến rau quả của Việt Nam còn hạn chế. Sản phẩm của Việt Nam chưa tiếp cận được hệ thống phân phối trực tiếp cũng như phải cạnh tranh với xu hướng bảo hộ nông nghiệp gia tăng tại Hoa Kỳ.

 

Đánh giá tổng quan các quy định nhập khẩu thực vật nói chung vào thị trường Hoa Kỳ, ông Vượng chỉ rõ, hoạt động nhập khẩu các sản phẩm rau quả vào thị trường Hoa Kỳ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều quy định và đạo luật khác nhau như Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch (PPQ); Đạo luật bảo vệ thực vật (PPA); Đạo luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA); Đạo luật Bảo vệ chất lượng thực phẩm (FQPA) và một số quy định khác.

 

Trong đó, Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch của Hoa Kỳ sẽ giám sát đối với tất cả các loại thực vật nhập khẩu (bao gồm cả hoa quả) nhằm phát hiện các loài xâm lấn, côn trùng, bệnh thực vật ngoại lai có nguy cơ cao đối với nông nghiệp và các cộng đồng tự nhiên ở Hoa Kỳ. Khi đó, sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu thực vật, giấy phép bắt buộc đối với sinh vật và đất cũng như giấy phép thực vật và sản phẩm từ thực vật.

 

“Riêng đối với Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký cơ cở sản xuất và đăng ký người đại diện tại Hoa Kỳ. Cứ sau 2 năm, doanh nghiệp nước ngoài đang xuất hàng thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ phải tiến hành đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Hoa Kỳ để được cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới”, ông Vượng chia sẻ.

 

Doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí tuân thủ tăng cao

 

Theo đánh giá chung của ông Vượng, những quy định về nhập khẩu của Hoa Kỳ đã và đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam khi muốn tham nhập vào thị trường này. Các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí tuân thủ tăng cao trong khi thiếu thông tin kịp thời và phương thức nuôi trồng cùng như thực tiễn sản xuất không thích hợp, chậm được thay đổi.

 

Do vậy, để nhóm các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm, dược phẩm và đồ uống có thể thâm nhập vào Hoa Kỳ, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp phải được xử lý chiếu xạ; phải hoàn thành biểu mẫu số 203 và được thanh tra Hoa Kỳ xác nhận đã chiếu xạ tại thời điểm cập cảng.

 

Sản phẩm xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và phải ghi rõ lô hàng được kiểm tra và không tìm thấy có sâu vải Phytoph-thora và lô hàng được sản xuất và chuẩn bị để xuất khẩu phù hợp với các yêu cầu trong kế hoạch hoạt động hai bên. Đối với xoài, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải có một tờ khai bổ sung cho biết lô hàng đã được kiểm tra và không tìm thấy có sâu Macrophoma Mangiferac và Xanthomonas xampestris.

 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, việc tìm hiểu rõ về quy định nhập khẩu từ phía thị trường Hoa Kỳ sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tiếp thu và chắt lọc được những điều thiết thực để có thể sớm áp dụng vào thực tế hoạt động của đơn vị mình, nhằm đáp ứng những quy chuẩn mà thị trường Hoa Kỳ đã đặt ra.

 

“Nếu có được những sản phẩm thâm nhập và đứng vững ở thị trường khổng lồ này, xem như sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đã được cấp giấy thông hành vào các thị trường khác. Điều đó sẽ nhân lên thành quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thương trường thế giới nói chung”, ông Phú cho biết./.

 

Tính đến hết tháng 5/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 17,64 tỷ USD, tăng 10,18% so với cùng kỳ năm 2017 (đạt 16,01 tỷ USD). Giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ đạt 4,62 tỷ USD, tăng mạnh 17,25% so với cùng kỳ năm 2017 (đạt 3,94 tỷ USD). Thặng dư thương mại trong 5 tháng đầu năm 2018 với Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, chiếm khoảng 77,6% tổng giá trị xuất khẩu.

Năm 2017, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt khoảng 50,81 tỷ USD, tăng 8,45% so với cùng kỳ năm 2016 (đạt 46,85 USD). Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2017 vào riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 19,44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu đạt 41,607 tỷ USD và nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 9,203 tỷ USD. Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ./.
Chia sẻ:
Bài viết khác
Go Top
Facebook
zalo
hotline